Điểm danh những loại thuốc chữa viêm xoang hiệu quả

Nếu như chữa viêm xoang bằng đông y cho cần phải có sự kiên trì, thì chữa viêm xoang bằng thuốc đem lại hiệu quả nhanh hơn nhưng ít an toàn hơn. Mùa đông là thời điểm viêm xoang mũi bùng phát, gây nhiều phiền toái cho con người.

Viêm xoang do một số nguyên nhân gây nên như do cơ địa của bạn dị ứng với một số loại hóa chất nào đó, thường là hóa chất những loại thức ăn biến chất khiến niêm mạc mũi phù nề gây bít tắc lỗ xoang và dẫn đến nhiễm trùng xoang. Nguyên nhân thứ 2 là do

Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.

Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi cúm, sởi…, bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polyp mũi xoang có sẵn.

 Thuốc chữa bệnh viêm xoang hiệu quả nhất

Thuốc thông mũi:

Điều trị nghẹt mũi: Các dược chất thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng nhờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn (vicious circle) dẫn tới viêm mũi mãn tính.

==> Bệnh viêm xoang chớ coi thường [click để được tư vấn miễn phí]

Thuốc chống viêm:

Giảm phù nề để giải phóng lỗ thông mũi xoang. Thuốc hay sử dụng là kháng viêm nhóm steroid như prednisolone 5mg, medrol, medexa, celestene… Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như loét, thủng dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận… chính vì thế chỉ dùng nhóm thuốc điều trị viêm xoang này trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần ở giai đoạn cấp) dưới sự chỉ định và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa điều trị tai mũi họng.

Thuốc kháng histamin:

Như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine… Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.

Các thuốc kháng sinh:

Việc dùng thuốc đúng, đủ và đều đặn có thể diệt được vi khuẩn. Ngược lại, nếu dùng thuốc không đúng chỉ định, vi khuẩn sẽ nhờn thuốc, gây bùng phát bệnh trở lại.

Thuốc súc rửa mũi:

Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% cho vào lọ nhựa sạch (neti pot) rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.

Thủ thuật Proetz súc rửa xoang:

Đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo… phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ

Dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9%:

Cho vào lọ nhựa sạch rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy nhiều lần vào các buổi sáng, chiều, tối. cũng có thể dùng nước muối sinh lý, xịt thật nhiều vào hốc mũi để cho dịch chảy xuống họng và nhổ ra ngoài sẽ góp phần giúp bệnh nhanh khỏi.

9. Các thuốc co mạch uống gọi chung là anpha-adenergic vasoconstrictor:

gồm có pseudophedrine, phenyl propanolamine (hiện bị cấm dùng ở Hoa Kỳ), phenylephrine. Các thuốc này có thể được dùng từ 10 đến 14 ngày, giúp sự hồi phục hoạt động lông chuyển và dẫn lưu ở mũi xoang. Vì các loại thuốc co mạch có thể gây cao huyết áp, tim đập nhanh, nên không dùng ở những bệnh nhân bị bệnh về tim mạch. Thuốc chữa bệnh viêm xoang này cũng không được dùng ở các lực sĩ khi thi đấu theo qui định.

 

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết