Hiện nay nước ta đang bước vào khoảng thời gian giao mùa, khiến tỉ lệ bệnh viêm xoang ở trẻ em gia tăng, đặc biệt ở trẻ có sức đề kháng yếu các mẹ phải tuyệt đối cẩn thận khi chăm sóc trẻ trong thời điểm này.
Trước hết các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kĩ những triệu chứng bệnh để có thể chăm sóc trẻ đúng cách tránh làm tình trạnh bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Viêm xoang ở trẻ em là hiện tượng viêm niêm mạc các xoang ở mũi (xoang hàm, xoang sàng), nguyên nhân là do những biến chứng của viêm đường hô hấp, đối tượng dễ gặp nhất là trẻ em dưới 6 tuổi. Lí giải tại sao trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất bởi sức đề kháng yếu trong khi thời tiết thay đổi thất thường, hoặc do sống trong môi trường ô nhiễm.
Xoang sàng nằm ở vị trí giữa hai hố mắt. Đây là xoang được hình thành đầu tiên khi trẻ vừa mới sinh ra. Khi trẻ được 4 tuổi trở nên sẽ hình thành nên các xoang khác (xoang hàm, xoang trán, xoang bướm). Trẻ dưới 4 tuổi chỉ mắc viêm xoang sàng.
Xoang sàng phát triển theo từng độ tuổi của trẻ, nhưng ít có khả năng miễn dịch. Vì vậy các xoang này rất dễ bị tấn công bởi sinh vật, vi rút hay vi khuẩn hoặc những khi thời tiết thay đổi, trẻ sẽ rất dễ mắc những bệnh viêm họng cấp, gây bội nhiễm và trở thành viêm xoang
>>>> Cho trẻ ăn gì khi bị viêm xoang? [click để được tư vấn miễn phí] <<<<
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh viêm xoang
Khi bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp trên trẻ sẽ có dấu hiệu sỗ mũi, ho, nóng sốt, quấy khóc. Cách khắc phục chỉ cần uống thuốc theo hướng dẫn cảu bác sĩ sau 5-7 ngày bệnh sẽ giảm dần. Nhưng khi đã dùng thuốc mà vẫn bệnh vẫn không không chấm dứt, có dấu hiệu nặng hơn thì trẻ đã bị viêm xoang mãn tính.
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm xoang sàng:
- Khi bị bệnh viêm xoang sàng bé sẽ nóng sốt liên tục trong nhiều ngày mà không hạ nhiệt
- Nhiệt độ cơ thể lên cao 39-40 độ.
- Trẻ sẽ chảy nhiều mũi, có mùi hôi, dịch có màu vàng và xanh
- Bé quấy khóc, khó thở khò khè, khạc ra đờm, đau và ngứa họng, ho nhiều về đêm do mũi chảy xuống họng
- Việc bú mẹ của trẻ không liên tục, được từng hơi ngắn do mũi bị tắc
- Cơ thể trẻ yếu ngủ không ngon giấc, phù nề quanh mắt thêm cả triệu chứng đau đầu, nặng mặt, buồn ngủ.
- Chính vì vậy khi trẻ có những dấu hiệu trên các mẹ phải chăm sóc kịp thời để không làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm xoang như nào là tốt?
Cơ thể trẻ yếu, miễn dịch kém vì vậy khi trẻ mắc bệnh về xoang phải được đưa ngay đến bác sĩ, nhát định không được chữa bệnh viêm xoang tại nhà bởi sẽ có thể có những phản ứng thuốc nguy hiểm cho bé. Ap dụng một số biện pháp sau để chăm sóc trẻ để đạt hiệu quả chữa trị.
Dùng nước muối sinh lí vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ, làm như vậy sẽ làm sạch mũi chất cặn bẩn và dịch nhầy trong mũi trẻ sẽ bị lấy đi, tạo độ thông thoáng hơn
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ băng việc bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày nhiều loại trái cây chứa vitamin A, C để bảo vệ niêm mạc mũi. Phải cho trẻ uống nước thường xuyên.
Các mẹ nhất định không tự ý dùng các loại thuốc chống phù nề… mà chưa được sự chỉ định của bác sĩ.Vì đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ chảy mũi hoặc khô mũi quá mức nguy hiểm hơn còn có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch và huyết áp của trẻ.
Viêm xoang sàng là biến chứng khá phổ biến của bệnh viêm xoang. Nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và khiến phụ huynh lo lắng. Chính vì vậy hãy làm những ông bố bà mẹ thông thái, khi thấy bé yêu có triệu chứng bệnh viêm xoang sàng hãy đưa trẻ tới những bệnh viện tai mũi họng trung ương Hà Nội để bé được khám và điều trị kịp thời.