Khi bị rách màng nhĩ nhiều người bệnh rất hoang mang không biết nên làm gì khi mà bản thân không thể tự cảm nhận được âm thanh bên ngoài và có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống của mình.
Xem thêm: Bạn biết gì về địa chỉ khám chữa bệnh về mũi tốt nhất miền bắc
4 việc bạn cần làm khẩn cấp khi bị rách màng nhĩ
Các chuyên gia tai mũi họng khuyên rằng người bệnh bị rách màng nhĩ cần chú ý đến những vấn đề sau:
-
Ngăn chặn vi khuẩn
Khi bị màng nhĩ rách, việc bạn cần phải làm ngay là ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuyệt đối không được xịt hay nhỏ bất kỳ loại thuốc nào vào trong ống tai của mình. Đồng thời cũng không được xì mũi.
-
Vệ sinh tai sạch sẽ
Bạn cần vệ sinh tai ngoài sạch sẽ bằng dùng bông tẩm cồn 3% hoặc cồn acid boric 2% lau lại để sát khuẩn. Sau đó tiến hành nút ống tai ngoài bằng bông hay băng vô trùng. Luôn để tai khô thoáng.
-
Không để nước chảy vào tai
Tránh để nước chảy vào tai gây viêm tai giữa và viêm tai ngoài. Đồng thời đề phỏng cảm cúm. Dùng kháng sinh dự phòng.
-
Đến gặp bác sĩ ngay
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám, nội soi tai để biết được tình trạng và mức độ rách màng nhĩ đến đâu.
-
Vá màng nhĩ
Nếu vết rách màng nhĩ lớn không thể tự lành lại được phải tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ. Vá màng nhĩ càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả khôi phục thính lực cao. Nếu chậm trễ tỷ lệ thành công trong vá màng nhĩ không đạt hiệu quả cao, khả năng phục hồi thính lực giảm.
Phẫu thuật vá màng nhĩ người bệnh nên thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để đảm bảo tính hiệu quả. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn thăm khám tai mũi họng trước vấu ki làm phẫu thuật. Dùng thuốc đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Sau khi vá màng nhĩ cần kiêng không đi bơi, không ngồi máy bay 3 tháng sau đó để đảm bảo tính phục hồi sau phẫu thuật.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn lịch tái khám để theo dõi tình trạng hồi phục của màng nhĩ đã được vá. Tỷ lệ thành công khi phẫu thuật vá màng nhĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy cơ địa của mỗi người và thời gian vá màng nhĩ là sớm hay muộn. Do đó, khi rách màng nhĩ người bệnh cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt.