Thủng màng nhĩ có thể đến từ từ hoặc đến bất ngờ khiến bạn không thể hiểu rõ nguyên nhân nào khiến bản thân bị suy giảm thính lực. Vậy, làm thế nào để biết bản thân mình đã bị thủng màng nhĩ?
Thủng màng nhĩ là gì?
Thủng màng nhĩ là chỉ lớp màng mỏng (nằm ở lớp tai giữa) ngăn cách giữa tai ngoài và tai trong bị rách khiến bản thân bạn bị hạn chế về khả năng nghe, trường hợp nặng có thể không nghe được âm thanh bên ngoài nữa.
Dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ là gì?
-
Nguyên nhân gây thung mang nhi la gì?
– Chấn thương trực tiếp: Do vật nhọn đâm vào tai gây thủng màng nhĩ. Thường là do sự bất cẩn khi lấy ráy tai bằng vật cứng, nhọn.
– Chấn thương gián tiếp: Khi áp lực từ bên ngoài như áp suất không khí, tiếng động quá mạnh như: bom mìn, lặn quá sâu, đi máy bay,…
– Viêm tai giữa: Do viêm nhiễm từ vùng mũi họng gây tụ dịch, tụ mủ trong hòm nhĩ và làm thủng màng nhĩ từ trong ra.
-
Dấu hiệu nhận biết khi bạn bị thủng màng nhĩ
– Nếu màng nhĩ thủng đột ngột hay sẽ gây đau nhói trong tai, ù tai, chóng mặt, chảy máu tai, và điếc tai.
– Nếu màng nhĩ thủng đơn thuần thì điếc nhẹ, còn nếu tổn thương sâu đến phần tai trong thì điếc nặng hơn.
– Nếu màng nhĩ thủng do viêm tai giữa cấp thì sẽ có triệu chứng báo trước là sốt nóng, ù tai, đau nhức trong tai, nghe không rõ. Khi dịch mủ ăn mòn màng nhĩ gây thủng mủ thoát ra được ra ngoài ống tai thì các triệu chứng trên giảm đi.
– Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch thì biểu hiện không rõ ràng và diễn biến phức tạp. Vì bệnh thường không gây sốt, không đau tai, ít khi xuất hiện ù tai, không chảy dịch ở tai, chỉ có triệu chứng nghễnh ngãng.
Để phòng ngừa thủng màng nhĩ dẫn đến bệnh điếc tai bạn phải cảnh giác khi dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai. Tích cực điều trị các bệnh về mũi họng nhất là bệnh viêm tai giữa có mủ gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực và có thể bị những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bản thân.
Khuyến cáo: Khi có những dấu hiệu như ù tai, đau tai, suy giảm thính lực có thể đến đột ngột hay có những dấu hiệu báo trước bạn cũng cần nhanh chóng đến các phòng khám tai mũi họng ở đâu tốt nhất để điều trị bệnh sớm. Nếu cần thiết bạn phải áp dụng phương pháp vá màng nhĩ để khôi phục thính lực.