Một số điều cần biết về u giả nang vành tai

U giả nang  vành tai còn được gọi là “viêm mô sụn vành tai vô khuẩn”. U giới hạn ở vành tai, bên trong u căng đầy dịch nhầy làm chỗ đó phồng lên nhìn giống như một u nang. Nói là “giả nang” vì nó không có kết cấu tế bào thượng bì vách nang của một u nang. U giả nang vành tai thường thấy ở lứa tuổi 30-40, nam nhiều hơn nữ và đa số chỉ thấy ở một bên. Nguyên nhân bệnh không rõ, có thể có liên quan đến chấn thương. Vì thế hãy cùng các bác sĩ phòng khám tai mũi họng Giải Phóng đi tìm câu trả lời.

Trên lâm sàng, u giả nang vành tai gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý người bệnh hơn là tới sức khoẻ của họ. Nó là hậu quả của phản ứng viêm vô khuẩn có tiết dịch. U không ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý vành tai, chỉ gây mất thẩm mỹ. Nếu điều trị thì bệnh cũng không tiến triển thêm, có khi còn tự khỏi. Đa số bệnh nhân sau khi tình cờ thấy vành tai của mình bị phồng lên thì hay mân mê, sờ nắn và tự hỏi tại sao nó lại như thế. Có người thì sau một chút ngỡ ngàng lại “tỉnh bơ” như thường vì chẳng thấy sức khỏe bị “làm sao”, có người lại tỏ ra lo lắng thái quá do ám ảnh về bệnh ung thư.

u-nang-gia-vanh-tai1
Một số điều cần biết về u giả nang vành tai

Các bác sĩ phòng khám tai mũi họng Giải Phóng : Chính vì những trạng thái tâm lý bất ổn như vậy cho nên ta cần phải hiểu rõ tính chất của bệnh này để có thái độ đúng đắn hơn về nó.

1. Xoa nắn có thể làm cho u xẹp đi không?

Ta có thể thấy cấu tạo vành tai từ “lớp” ngoài vào “lớp” trong gồm có da, tổ chức dưới da, màng sụn và sụn. Ở giữa lớp sụn là “thảm” cellulose và đương nhiên không thể có kết cấu tế bào thượng bì ở đây. Dịch viêm tiết ra tụ ngay ở trong lòng của sụn chứ không phải ở ranh giới giữa sụn và màng sụn. Vì thế, lớp sụn sẽ bị tách ra và mỏng đi.

Mỏng bao nhiêu tuỳ thuộc vào độ căng cứng của u “giả nang” nhiều hay ít. U càng căng phồng thì lớp sụn càng bị “dát” mỏng. Trong sụn không có mạch máu, nó được nuôi nhờ sự thẩm thấu dinh dưỡng từ hệ mao mạch của màng sụn. Do đó, không thể dùng biện pháp xoa bóp hòng cải thiện tuần hoàn tại chỗ để thúc đẩy quá trình tự hấp thu. Nếu do “thiếu hiểu biết” mà cố tình day ấn sẽ làm tăng áp lực của túi dịch khiến sụn bị tách rộng ra cộng thêm sụn vách nang bị kích thích làm tăng tiết dịch thấm khiến cho thể tích của u càng ngày càng lớn.

Các bác sĩ phòng khám tai mũi họng Giải Phóng cho biết: Thực tế có rất nhiều bệnh nhân càng nắn bóp càng thấy u lớn dần lên. Vì thế, nếu có ý định xoa nắn để cho u xẹp đi thì đó là sai lầm.

2. Phải làm sao khi thấy hiện tượng tái tụ dịch sau khi đã chọc hút ?

Phương pháp thông thường để điều trị u giả nang vành tai là hút bỏ dịch bằng bơm tiêm. Nhưng nếu đơn giản chỉ hút chất dịch, không xử lý gì thêm thì vài ngày sau vành tai sẽ phồng trở lại như cũ, thậm chí còn lớn hơn.

Cho nên, phương pháp đúng đắn nhất là phải nén ép tại chỗ để tránh tái tụ dịch sau chọc hút. Khi hút dịch xong nên bơm thuốc Corticoid hoặc thuốc làm săn se như dung dịch Glucose 50% hoặc nước muối ưu trương 15% (để thúc đẩy quá trình xơ dính của vách u) rồi ép nó lại.

Băng ép đối với vành tai hơi khó và mất thẩm mỹ. Do vậy nên dùng cách khâu ép bằng gối gạc, tức là cuộn gạc thành hai gối nhỏ vừa bằng khối u, đặt vào vị trí trước và sau của u rồi khâu xuyên qua vành tai, cột hai gối gạc để ép vùng tổn thương vào giữa hai gối gạc đó. Cắt chỉ và tháo gối gạc sau 5 ngày.

>>>> Bị u nang giả vành tai cần xử lí ra sao? [click để được tư vấn miến phí] <<<<

Chú ý : Phải săn sóc cẩn thận, tránh nhiễm trùng vành tai.

Ngoài ra, có thể trị u nang giả vành tai bằng cách cũng có thể dùng phương pháp thăm dò xem có tái tụ dịch hay không bằng cách là sau khi hút hết dịch trong u, bơm vào một ít dung dịch iode 2% và không cần băng chặt. Sau 24 giờ thì hút ra, nếu dịch là màu đỏ thì không cần bơm thuốc vào nữa, ngược lại nếu nó nhạt màu đi thì nên tiếp tục bơm thuốc.

Tuỳ vào mức độ tụ dịch mà có các cách điều trị bổ trợ khác nhau sau khi hút như dùng liệu pháp từ trường hoặc đông lạnh tại chỗ.

Phương pháp điều trị hữu hiệu nhất và tiết kiệm được thời gian là: Dưới thao tác vô khuẩn nghiêm ngặt, tiến hành rạch, bóc tách và cắt bỏ toàn bộ lớp vách nang nhô phồng, rửa sạch dịch chứa bên trong, dẫn lưu, băng ép nhẹ để làm u xẹp phẳng lại, các thành của u dính chặt vào nhau cho đến khi lành.

Vì phương pháp này là phẫu thuật hở, dễ bị nhiễm trùng nên cần phải săn sóc hậu phẫu thật kỹ. Thay băng và làm thuốc hàng ngày, dưới điều kiện vô khuẩn nghiêm ngặt để tránh viêm mủ vành tai.


Khám tai mũi họngỞ trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản với chủ đề “U giả nang vành tai “. Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác về nội dung này, hãy liên hệ với các chuyên gia khoa khám tai mũi họng của phòng khám tai mũi họng Giải Phóng bằng việc kích chuột vào ảnh bên dưới.

Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội
Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội

Phòng khám đa khoa Giải Phóng là một trong những phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội hiện nay. Với sự thăm khám và điều trị trực tiếp của đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả điều trị. Bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, phòng khám luôn tự tin mang lại một môi trường khám và chữa bệnh đạt chuẩn tốt nhất cho người bệnh.

Với những ưu thế trên Phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 Giải Phóng – Hà Nội là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-668-7878 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết