Bạn đã hiểu biết đúng đắn về bệnh viêm tai giữa ở trẻ chưa?

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh thường gặp bệnh thường dẫn đến những biến chứng nặng nề không thể coi thường như viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa mạn và viêm tai giữa có mủ, viêm tai giữa biến chứng. Đây là bệnh viêm cấp tính lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất hiện sau khi trẻ bị viêm mũi, viêm họng.

Xem thêm: Các mẹ có biết địa chỉ khám tai mũi họng ở đâu tốt nhất không?

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa ở trẻ là do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi tai nhĩ đi lên. Do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ không hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do bị các khối chiếm diện tích tại vùng vòm họng (VA trẻ em).

Viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Biểu hiện thường gặp nhất của viêm tai giữa là chảy mủ và đau tai. Nên đối với trẻ nhũ nhi thường xuyên quấy khóc bất thường, hay đưa tay gãi, dụi, cấu, vò tai. Một số trẻ có thêm biểu hiện bỏ ăn, ăn ít, nôn trớ, tiêu chảy hoặc sốt cao. Thử ấn nhẹ hoặc kéo vùng vành tai thì người bệnh bị đau, trẻ nhỏ khóc thét, với trẻ lớn hơn còn có cảm nhận đau đầu, nghe kém.

Biến chứng viêm ta giữa ở trẻ không thể coi thường

Mặc dù là căn bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không được coi thường vì viêm tai giữa gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm điển hình như viêm màng não, áp xe não. gây liệt dây thần kinh số  7.

Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương.. ảnh hưởng đến thính lực của trẻ, nhất là với trẻ đang học nói sẽ gây ra chứng rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi. Ở giai đoạn đầu, trẻ thường nghe kém và ít tập trung nên nhiều cha mẹ dễ bỏ qua. Sang đến giai đoạn sau mới xuất hiện các dấu hiệu như Chảy mủ, đau tai, sốt cao trên 390C, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, trẻ hay cáu gắt, gây gổ,….

Viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa ở trẻ cần điều trị sớm

Xử trí khi trẻ bị viêm tai giữa

Khi phát hiện trẻ bị viêm tai giữa, ngoài việc phối hợp điều trị với bác sỹ, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằng giấy quấn sâu kèn :

Gấp và cuộn giấy thấm hoặc vải bông sạch thành hình tổ sâu kèn . không được dùng giấy cứng hoặc tăm bông, tăm que vì độ cứng khi chạm vào thành tai gây đau tai.

Đặt “sâu kèn ” vào tai trẻ chi đến khi thấm ướt dịch mủ trong tai, lấy sâu kèn ra và thay thế bằng 1 sâu kèn mới. Làm như vậy cho đến khi tai khô, ngày thay 3-5 lần và thường phải làm 1-2 tuần tai mới khô hẳn

Việc làm này sẽ tránh được biến chứng vô cùng nguy hiểm là viêm xương chũm . Biến chứng này sẽ xuất hiện sau 2 tuần nếu benh viem tai giua o tre em không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, người lớn phải giữ gìn vệ sinh đường hô hấp trên cho bé sạch sẽ hằng ngày. Nhất là khi bé bị viêm mũi họng. Khi trẻ nhỏ bị nôn trớ, đặt đầu bé cao hơn người để hạn chế chất nôn trôi ngược vào tai giữa. Hạn chế cho trẻ bú nằm.

Hạn chế để nước trôi vào tai trẻ khi gội đầu, tắm. Nếu cho trẻ học bơi lội, cần có thiết bị che chắn tai hợp lý. Nếu trẻ bị viêm mũi, họng. VA thì phải điều trị triệt để, đúng cách vì đây chính là nguyên nhân gây viêm tai giữa chủ yếu.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết