Cách điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết

Bệnh viêm tai giữa xung huyết hay còn có tên gọi khác là viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch rỉ, đây là bệnh được xếp cùng với dạng viêm tai không có mủ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa xunh huyết

Viêm tai giữa xung huyết thường rất khó phát hiện vì nó có rất ít những dấu hiệu biểu hiện ra ngoài và rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp, để có thể nhận biết bệnh một cách chính xác thì bạn nên dựa vào dấu hiệu cơ năng và dấu hiệu thực thể.

 bệnh viêm tai giữa xunh huyết
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa xunh huyết
  • Dấu hiệu cơ năng

Người bệnh sẽ thấy đau tai, đôi khi có cảm giác đau nhói trong vài phút, cơn đau sau về phía trong ống tai hoặc đau lan xuống hàm dưới.

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy ù tai cùng với sức nghe bị giảm, tuy nhiên dấu hiệu này rất dễ khiến người bệnh bỏ qua, không chú ý tới.

  • Dấu hiệu thực thể

Khi đi khám soi tai thấy màng nhĩ chuyển sang màu hồng, trong hòm nhĩ xuất hiện ít dịch màng nhĩ bị lõm xuống.

Bệnh thường diễn biến trong thời gian khá ngắn, nhất là khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm amidan mỗi khi thời tiết thay đổi thì các cơn đau có thể xuất hiện trở lại. Có một số trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn cấp tính có kèm theo mủ.

Cách chữa trị bệnh viêm tai giữa xung huyết

Để điều trị viêm tai giữa xunh huyết có hiệu quả thì nên chữa trị tại chỗ và chữa trị toàn thân.

  • Chữa trị tại chỗ

Điều trị mũi các bác sĩ sẽ cho uống thuốc xung huyết, co mạch, giảm phù nề và sử dụng thuốc nhỏ mũi.

Điều trị ở tai thì có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ.

Quan trọng nhất khi điều trị tại chỗ đó là người bệnh phải điều trị triệt để các tác nhân gây nên bệnh như viêm xoang, viêm mũi bằng các biện pháp như dùng thuốc nhỏ mũi, thông vòi mũi nếu phát hiện bị tắc vòi nhĩ.

Điều trị bệnh viêm tai giữa
Điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết

Một số trường hợp có thể được chỉ định nạo amidan, phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn…tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

  • Chữa trị toàn thân

Trong khi điều trị toàn thân bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh điều trị bằng kháng sinh để giảm đau, chống viêm hạ sốt hoặc có thể tiêm tùy vào từng loại vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa.

Khi dùng thuốc kháng sinh ở trẻ còn phải tùy thuộc vào cân nặng hoặc loại thuốc kháng viêm, ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ mà kê thêm các loại thuốc phù hợp.

Để điều trị bệnh hiệu quả người bệnh còn phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ nên tới phòng khám tai mũi họng Giải Phóng để khám định kỳ và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết