Phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em rất khó nhận biết và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô vàn những biến chứng nguy hiểm. Thay vì việc phải dày công chữa bệnh cho các con vô cùng khổ sở, các mẹ hãy chú ý một vài biện pháp phòng bệnh dưới đây để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra với con.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em gây biến chứng gì?

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng đắn sẽ là nguồn cơn của một số biến chứng nguy hiểm như:

– Thủng màng nhĩ: viêm tai giữa chính là thủ phạm bệnh lý hàng đầu khiến cho màng nhĩ bị rách, bị thủng do tình trạng ứ đọng dịch trong thời gian dài.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có vô vàn biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có vô vàn biến chứng nguy hiểm

– Bệnh điếc: điếc tai là hệ lụy đáng tiếc của những bệnh nhi khi bị viêm tai giữa tái phát liên tục và kéo dài.

– Viêm xương chẩm: đây là phần xương sọ nằm ngay trong tai chính vì vậy rất dễ bị ảnh hưởng.

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?

Việc phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em không phải điều quá khó khăn, chỉ cần các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Điều này không những giúp ích trong quá trình chữa trị bệnh mà còn nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho con.

Các mẹ có thể thực hiện một vài phương pháp sau đây để con không bao giờ phái đối mặt với căn benh viem tai giua này nữa nhé:

– Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, tránh  những bệnh về đường hô hấp bởi những bệnh này có thể là gốc gác của bệnh viêm tai giữa.

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

– Tạo môi trường và không gian sống thật lành mạnh để con phát triển một cách tốt nhất bằng việc giữ trẻ tránh xa khói bụi đặc biệt là khói thuốc lá.

– Sữa mẹ có khả năng sản sinh ra các kháng thể giúp con chống chọi lại bệnh tật đặc biệt là các bệnh về tai mũi họng. Chính vì vậy, các mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

– Vòi nhĩ của trẻ tương đối ngắn và hẹp. Trong khi đó, nhiều trẻ có thói quen bú mẹ hoặc bú bình ngay cả khi đang nằm khiến sữa chảy vào vòi nhĩ gây nên hiện tượng viêm tai giữa. Để ngăn chặn tình trạng này, mẹ nên cho con ăn khi ngồi hoặc gối cao.

– Luôn giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ đặc biệt là bàn tay và tai mũi họng.

Lời khuyên: Trong trường hợp con bị viêm tai giữa tấn công, các mẹ hãy lập tức đưa bé đến bv tai mũi họng trung ương để được khám và điều trị sớm nhất.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết