Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là vấn đề khiến các bậc cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng, khi trẻ bị bệnh nhiều cha mẹ không biết phải chăm sóc và điều trị cho trẻ như thế nào cho đúng cách mang lại hiệu quả cao mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa nên chăm sóc như thế nào?

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm tai giữa là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thường ở trẻ sơ sinh và lứa tuổi trẻ nhỏ, vì lứa tuổi này trẻ chưa có ý thức được việc bảo vệ đôi tai của mình.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ thường do một số nguyên nhân gây nên như:

– Ở trẻ sơ sinh thì họng và mũi được nối với nhau bằng một ống Eustachian, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tai giữa thông qua ống nối giữa mũi và họng. Không chỉ vậy chất lỏng ở trong mũi có thể dễ dàng bị nhiễm trùng do vi khuẩn từ mũi và họng gây nên.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

– Khi trẻ không được bú sữa mẹ nên  không có sức đề kháng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

–  Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm tai giữa hơn đó là hệ thống tai của trẻ còn chưa phát triển hoàn toàn, vòi nhĩ và sụn còn mền nên rất dễ bị xẹp, không chỉ vậy vòi nhĩ ngắn và nằm ngang nên khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.

–  Trẻ bị viêm VA mà không được điều trị dứt điểm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

–  Hoặc trong gia đình có người thân bị mắc bệnh về tai như viêm tai, sứt môi, hở hàm ếch cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu như mũi tiết ra nhiều dịch nhày màu xanh hoặc vàng, trẻ bỏ bú, không chịu ngủ, hay quấy khóc thì bạn nên đưa trẻ tới phòng khám tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra 2 màng nhĩ và hệ hô hấp để xác định đúng tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.

Đa số các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa sẽ khỏi hoàn toàn mà không cần dùng tới kháng sinh để điều trị.

Viêm tai giữa
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa 2 đến 3 ngày mà không khỏi còn có dấu hiệu tăng lên thì bác sĩ mới cân nhắc xem có nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh hay không.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ vè cơ thể trẻ còn yếu, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi trẻ bị viêm tai giữa cha mẹ nên chú ý giữ vệ sinh tai cho trẻ, nên cho trẻ bú sữa mẹ để trẻ có nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung khả năng miễn dịch cho trẻ.

Không được hút thuốc lá bên cạnh trẻ, để trẻ sống trong môi trường lành mạnh.

Khi trẻ có nhứng triệu chứng bất thường nên đưa trẻ tới phòng khám tai mũi họng Giải Phóng để được điều trị kịp thời, tránh gây ra những hậu quả xấu làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết