Bật mí cách phòng tránh viêm tai ngoài từ chuyên gia tai mũi họng

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm ống tai ngoài là bệnh thường gặp ở những người ưu hoạt động dưới nước, dùng nước nhưng không chú ý để nước chảy vào tai. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa hè khi các hoạt động dưới nước như bơi lội, tắm gội được thực hiện nhiều hơn so với mùa đông.

Xem thêm: Bạn đã có cách chữa viêm amidan mủ triệt để chưa?

Viêm tai ngoài
Viêm ống tai ngoài chảy dịch

Vì sao bạn dễ bị viêm tai ngoài?

  1. Cấu tạo ống tai ngoài

Ở nhiều người đặc biệt là trẻ em thường có ống tai ngắn, nhỏ hẹp. Trong ống tai có các nang lông, tuyến bã và tuyến ráy tai có tác dụng bảo vệ tai nhưng khi vùng ống tai bị nước xâm nhập, vi nấm vi trùng xâm nhập vào sẽ gây ra tình trạng viêm tai ngoài hay viêm ống tai ngoài.

  1. Bơi lội nhiều

Việc thường xuyên bơi lội hoặc tắm gội bằng nước sông hồ bị nhiễm bẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến người bệnh sẽ mắc chứng viêm tai ngoài.

Do nhiều người không chú ý hoặc không nghỉ khi bơi, khiến nước chảy vào tai tạo môi trường ẩm ướt trong ống tai tạo cơ hội cho vi nấm phát triển và gây viêm. Khi tăm gội không chú ý để nước chảy vào tai và quên không lau khô cũng là 1 yếu tố khiến bạn đến gần với viêm tai ngoàiviêm tai giữa.

  1. Vệ sinh tai bằng bông tăm quá nhiều

Nhiều người có thói quen vệ sinh tai nhiều lần trong ngày bằng tăm bông. Việc cọ sát tích cực sẽ khiến các nang lông và niêm mạc ống tai bị tổn thương, các ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong dễ gây viêm nhiễm.

Bên cạnh đó nhiều nam giới còn có thói quen lấy ráy tại ở các tiệm cắt tóc. Dụng cụ vệ sinh tai cứng, sắc, nhọn và không hợp vệ sinh cũng dễ gây viêm tai ngoài.

Viêm tai ngoài
Không nên dùng tăm bông ngoáy tai quá nhiều

Ngoài ra, khi dùng các chất keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc một số người cũng có phản ứng dị ứng, gây viêm.

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hướng dẫn cách phòng tránh viêm tai ngoài

– Những người có ráy tai dẻo, đặc; ống tai nhỏ hẹp; sức đề kháng yếu; ra nhiều mồ hôi; hoạt động dưới nước nhiều,… Hay những người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch nên chú ý sau khi tắm hay bơi lội dưới nước, nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở trong ống tai. Bên cạnh đó nhỏ thuốc sát khuẩn vào tai; tránh dùng tăm bông ngoáy tai nhiều với lực mạnh gây trầy xước ống tai; khi cần thiết nên nhờ bác sĩ rửa ống tai và giúp lấy ráy tai.

– Tuyệt đối bơi lội, tắm rửa ở ao, hồ bị ô nhiễm. Khi có biểu hiện nghi ngờ viêm tai ngoài, cần đến cơ sở y tế phòng khám tai mũi họng uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

– Tuyệt đối không tự ý thổi thuốc bột vào ống tai khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Những người đang bị viêm tai ngoài cấp tính nên tránh bơi lội hoặc hoạt động dưới nước cho đến khi điều trị khỏi bệnh.

-Điều trị viêm tai giữa triệt để để tránh tình trạng chảy mủ và kéo theo viêm tai ngoài.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết