Chẩn đoán viêm tai ngoài cần thực hiện những xét nghiệm nào?

Viêm tai ngoài là chứng bệnh dễ nhận biết tuy nhiên để biết được bệnh do nguyên nhân nào gây ra bạn cần phải tiến hành làm những xét nghiệm chẩn đoán để xác định đúng bệnh và phương pháp điều trị mới có hiệu quả.

Xem thêm: Phòng khám chữa bệnh về mũi họng hiệu quả nhất miền Bắc

Chẩn đoán viêm tai ngoài cần thực hiện những xét nghiệm nào?

Các bác sĩ chuyen khoa tai mui hong phòng khám tai mũi họng Giải Phóng nói rằng, để xác định đúng bệnh và điều trị viêm tai ngoài có hiệu quả bạn cần làm những xét nghiệm như:

viêm tai ngoài
Viêm ống tai ngoài tiết dịch
  1. Các xét nghiệm cận lâm sàng

– Tốc độ lắng máu: tốc độ này tăng cao trong viêm tai ngoài ác tính, vì vậy rất hữu dụng để theo dõi đáp ứng cho việc điều trị (VS giảm) có hiệu quả.

– Công thức máu, nhóm máu

– Lượng đường trong máu

– Creatinine

– Cấy vi trùng để xác định là loại vi khuẩn, virus nào gây ra bệnh.

– Giải phẫu bệnh lý mô hạt ở da ống tai ngoài.

  1. Chụp CT scan

Tác dụng của chụp CT scan là để chẩn đoán nhiễm trùng có xâm lấn vào cấu trúc xương thái dương, xương sọ và nội sọ hay không.

Thông thường thì xương chũm, đỉnh xương đá sẽ bị xâm lấn đầu tiên, các xương lân cận thường ít khi bị xâm lấn.

  1. Khám lâm sàng

Quan sát thấy vùng da tai ống tai ngoài hay vùng vành tai lân cận sưng tấy, đỏ. Ống tai có dịch mủ chảy ra ngoài.

viêm tai ngoài
Sấy tóc khô sau khi tắm gội để phòng tránh viêm tai ngoài

Lưu ý: Ít nhất 1/3 khoáng xương đã bị mất trước khi có những thay đổi rõ ràng trên phim. Sự tái tạo của xương sẽ dần trở lại sau 1 thời gian điều trị. Vì vậy hình ảnh hủy xương và hình ảnh tạo xương cũng xuất hiện rất chậm trên phim scan. Đây là nhược điểm của scan trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh viêm tai ngoài.

Lời khuyên:

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất dễ phòng tránh. Do đó, thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh, phòng tránh và điều trị tốt các bệnh về tai mũi họng có liên quan.

Đặc biệt là bệnh viêm tai giữa cấp tính cần điều trị sớm. Nếu để chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa có mủ sẽ dễ dẫn tới bệnh viêm tai ngoài do dịch mủ chảy từ tai giữa ra ống tai ngoài gây nhiễm khuẩn.

Điều trị viêm tai ngoài cũng cần chú ý đến chỉ định của bác sĩ tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp viêm ống tai ngoài do thủng màng nhĩ gây ra lại càng nghiêm trọng vì sau khi trị dứt chứng viêm cần phải tiến hành vá màng nhĩ ngay để điều trị chứng điếc tai, khôi phục thính lực cho người bệnh.

Bên cạnh đó chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng cần được chú ý. Vệ sinh tai ngoài sạch sẽ hàng ngày.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết