Viêm tai ngoài ở trẻ luôn là nỗi băn khoăn của mẹ. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh tai, phòng tránh viêm tai ngoài cho trẻ là điều mà mẹ nào cũng nên học hỏi từ chuyên gia khoa tai mui hong.
Xem thêm: Tiết lộ địa chỉ khám chữa bệnh về mũi tốt nhất miền bắc
Vệ sinh tai cho con– nỗi băn khoăn hằng ngày của các mẹ
Tai là cơ quan rất nhạy cảm đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi hệ thống tai trong còn đơn giản, chưa phát triển đầy đủ và phức tạp như người lớn. Mẹ thường chú ý đến việc vệ sinh tai hàng ngày cho con nhưng lại rất đắn đo khi ngoáy tai để lấy ráy tai cho trẻ vì lo sợ bé bị đau hay nhỡ tay làm thủng màng nhĩ của con.
Nhưng nếu không lấy ráy tai, sẽ khiến tai bị mất vệ sinh và có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm tai giữa và tai ngoài.
Vệ sinh tai đúng cách – phòng tránh viêm tai ngoài và các bệnh về tai cho trẻ
Các chuyên gia tai mũi họng đều khẳng định rằng: Việc dùng tăm bông hay các dụng cụ đưa vào sâu trong ống tai để lấy ráy tai cho bé là phương pháp vệ sinh tai hoàn toàn sai lầm, không hiệu quả và dễ gây ra những nguy cơ viêm tai ngoài, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ và các bệnh về tai khác.
Do cơ chế hoạt động của tai các trẻ là thải ráy tai ra ống tai ngoài một cách tự nhiên mà không cần dùng dụng cụ đi sâu vào tai bé để lấy. Do đó, các mẹ chỉ cần hàng ngày dùng khăn mềm (khăn màn) thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài đã là vệ sinh tai hiệu quả cho bé rồi nhé. Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu có những hoạt động ở môi trường bên ngoài nhiều bên cạnh việc vệ sinh bên ngoài vành tai mẹ có thể dùng tăm bông (loại dành cho trẻ) thấm nước và đưa vào ống tai của các bé, tuy nhiên không nên đưa quá sâu vào bên trong tai để tránh xảy ra những nguy cơ ảnh hưởng đến tai bé.
Nếu bé có biểu hiện khó chịu, vò đầu bứt tai thì khả năng mắc các bệnh về tai như đóng nút ráy tai khá cao mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành nội soi tai, phát hiện bệnh chính xác và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng lớn cho trẻ.