Làm sao để phân biệt viêm tai ngoài và viêm tai giữa đây?

Viêm tai ngoàiviêm tai giữa là 2 bệnh về tai rất thường gặp và dễ nhầm lẫn. Thường thì mọi người vẫn gọi chung chung là bệnh viêm tai. Tuy nhiên, đây là 2 vị trí viêm khác nhau và cũng sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, hiểu rõ 2 bệnh mới có thể điều trị đúng hướng và có hiệu quả cao.

Xem thêm: Mẹ nào biết địa chỉ chữa bệnh về mũi tốt mách giùm em với ạ

viêm tai ngoài
Cấu tạo và vị trí của từng bộ phận tai

Làm sao để phân biệt viêm tai ngoài và viêm tai giữa đây?

Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám tai mũi họng Giải Phóng nói rằng viêm tai ngoài và viêm tai giữa sẽ được phân biệt nhờ những triệu chứng và nguyên nhân sau:

  1. Triệu chứng

Bệnh viêm tai giữa:

– Suy giảm thính lực: Người mắc bệnh viêm tai giữa sẽ có cảm giác nghe kém, nghe không rõ người khác nói gì, phản ứng chậm chạp với âm thanh, tiếng động, khi nghe với âm thanh gần hoặc lớn mới phân biệt được rõ ràng. Khi tư thế của đầu thay đổi người bệnh có thể nghe rõ ràng hơn hoặc tình trạng nghe không rõ nặng nề thêm.

– Đau tai: Tai đau âm ỉ, người bệnh viêm tai giữa cấp tính có thể đau liên tục, hoặc có cơn đau nhói. Tai có thể bị căng tức, dùng ngón tay ấn lên dái tai sẽ không còn cảm giác đau.

– Ù tai: Ù tai mang tính gián đoạn, người bệnh nghe có tiếng “lốp đốp”, vo ve hoặc tiếng nước chảy trong tai, đặc biệt lúc về đêm, không gian yên tĩnh,…

Viêm ống tai ngoài:

– Vành tai đỏ, sưng, nóng, đau: Tình trạng này sẽ nặng hơn khi nhai, đau có thể kéo dài lên thái dương.

– Ống tai bị xung huyết, kết vảy mủ: Một số trường hợp xuất hiện gồ ở ống tai ngoài, sau đó sẽ xuất hiện mủ.

– Đau: Đau khi ấn rái tai hay kéo vành tai của người bệnh. Vùng da ở khu vực xương chũm sưng đỏ, gờ luân nhĩ sưng lên, rãnh sau tai biến mất.

viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài khiến thính lực suy giảm
  1. Cấu tạo

Tai giữa nằm bên trong màng tai (có chứa màng nhĩ) gồm ba mảnh xương tai nhỏ mỏng. Tai ngoài gồm chỉ tai và ống tai.

  1. Nguyên nhân gây bệnh

– Viêm tai giữa: Phát bệnh khi bị cảm cúm, viêm đường hô hấp trên và viêm họng.

– Viêm ống tai ngoài: Viêm nhiễm do vi khuẩn, bị nước vào tai,…

  1. Tiến triển bệnh

– Viêm tai giữa: Khi cúi đầu hay nghiêng đầu thính lực sẽ được cải thiện.

– Viêm ống tai ngoài: Mụn nhọt phát triển ở lỗ tai ngoài, mọc giới hạn, khi mủ chín sẽ tự vỡ ra, chảy nhiều dịch mủ nhầy chứa tơ máu, khi đó tình trạng đau sẽ được thuyên giảm.

Qua những thông tin trên có thể nói viêm tai ngoài và  viêm tai giữa là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Hiểu được vị trí, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị bệnh đúng và hiệu quả nhất.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết