Tuy bệnh viêm ống tai ngoài không còn quá mới mẻ hiện nay nhưng không phải ai cũng có cái nhìn thật sự đúng đắn về căn bệnh này. Đặc biệt là những nguyên nhân gây bệnh khiến bạn ngã ngửa vì có thể chính bạn đang mắc phải những lỗi này hàng ngày mà không hề hay biết.
Xem thêm: Chữa bệnh ù tai chỉ với 3 bước đơn giản bạn tin không?
Viêm ống tai ngoài là gì?
Bệnh viêm ống tai ngoài được định nghĩa là trạng thái viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính tại lớp da bao phủ ống tai ngoài. Đây là bệnh dễ bắt gặp vào mùa hè nóng bức, khi các hoạt động thể dục thể thao diễn ra nhiều như bơi lội ở những nơi nước sông, hồ bị ô nhiễm; môi trường không sạch sẽ cùng với thói quen xấu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày tạo cơ hội thuận lợi để các loại vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm cục bộ tại tai ngoài.
Ngã ngửa với những nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài
Phần ống tai ngoài có cấu tạo dạng dài 2 – 3cm, nối từ cửa tai đến màng nhĩ. Lớp da mỏng bao phủ ống tai có cấu tạo khá đặc biệt, bao gồm: lông, nang lông, tuyến bã, tuyến ráy tai. Tuy có cấu tạo dạng ống, lại khá hẹp nhưng ống tai ngoài có khả năng tự bảo vệ chống lại sự hình thành, xâm nhập của vi khuẩn và vi nấm. Do vậy, khi phải chịu một lực mạnh gây tổn thương đến tai ngoài hoặc môi trường ẩm ướt khiến cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập sẽ dẫn đến viêm ống tai ngoài cũng như viêm tai ngoài. Các nhân tố hàng đầu được cho là:
– Nhiều người thường có thói quen ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử khuẩn, sắc nhọn gây trầy xước da ống tai hoặc có thể sử dụng chung những dụng cụ đó ở những tiệm tóc công cộng… Điều này làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng lây lan từ người này sang người khác.
– Bơi lội hoặc tắm gội ở những nơi có nguồn nước bị nhiễm bẩn như sông, hồ ao… là nguyên nhân hay gặp và dễ gặp nhất. Khi bơi lội ở những nơi như vậy, việc tắm rửa không kỹ cộng thêm nước bẩn ứ đọng trong tai tạo môi trường thuận lợi cho bệnh viêm tai ngoài có cơ hội phát triển.
– Thói quen vệ sinh tai bằng tăm bông cũng có thể khiến bạn bị viêm ống tai ngoài. Đầu tăm bông cọ sát nhiều lần gây tổn hại lớp da trong ống tai. Không chỉ có vậy, nếu vệ sinh không đúng cách làm cho ráy tai và chất bẩn càng kẹt vào sâu bên trong, không thể lấy ra ngoài được và lâu ngày làm tích tụ các chất bẩn.
– Những người mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, dị ứng, viêm da tiết bã, vẩy nến, chàm…
Lời khuyên: Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng viêm ống tai ngoài. Vì vậy, các bạn cần lưu ý vệ sinh thân thể cũng như tai mũi họng thật tốt. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để đến khi bị bệnh mới chữa trị vừa tốn tiền, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.